• aswfr
1

Em tên Hải, 33 tuổi, hiện làm kế toán. Tháng 4/2010 em bị té xe, qua kết quả chụp XQ bác sĩ BV AB đã mổ hở (theo chứng nhận phẩu thuật là tiến hành cố định nơi bám bằng vis xốp kéo ép 3-5mm). Tháng 3/2011 tháo vis ra, em đi lại bình thường nhưng cơ đùi hơi bị teo. Đến T3/2012 khi em đang đi, tự nhiên có hiện tượng bị trẹo khớp gối muốn té làm khựng lại một chút rồi đi tiếp. Từ đó cái chân yếu hẳn, Em liền tái khám bác sĩ kêu chụp MRI cho kết quả là đứt bán phần đầu bám chày dây chằng chéo trước gối phải, dập-rách cũ và biến dạng rễ sừng trước sụn chêm ngoài độ 4, viêm hoạt mạn+thoái hóa nhẹ khớp gối phải sau chấn thương cũ. Bác sĩ ở BV đó khuyên Em tập VLTL trước để lấy cơ tứ đầu đùi mạnh lên, tập đá cát, đạp xe mong bù lại dây chằng bị yếu..sau đó sẽ mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo. Bây giờ em đi lại phải băng thun gối và bước rất chậm. Vậy cho em hỏi nếu em tập cơ đùi cứng cáp đi lại từ từ được thì có nên mổ nữa không (2 lần trước mổ hở đau quá) vì Em nghe nói khớp gối bị lỏng dễ bị thoái hóa. Em đang rất lo cho tình trạng sức khỏe của mình. Chân thành cảm ơn.
 

Trả lời:

Tình trạng bong chỗ bám của dây chằng chéo trước gối hay gặp ở tuổi trẻ vì lúc đó gân “cứng” hơn phần xương. Khi chấn thương dây chằng chéo trước sẽ nhổ bật một miếng xương nhỏ là nơi bám của dây chằng chéo trước. Việc đính lại chỗ bám dây chằng chéo trước có thể tiến hành qua mổ mở hoặc mổ nội soi. Kết quả thường là tốt và gối vững nếu mảnh xương lành tốt. Tuy nhiên chúng tôi vẫn thấy có một số trường hợp dây chằng chéo trước bị lỏng làm gối bị mất vững. Có lẽ bạn nằm trong số này. Nếu như dây chằng chéo trước lỏng và gối bạn bị mất vững thể hiện bằng việc đi hay bị “sụm” té nhất là khi chạy nhanh, đi nhanh xoay người đột ngột, leo cầu thang…thì có chỉ định mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước. Phương pháp mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước là phương pháp ít xâm lấn, kết quả cho đến hiện tại thành công khoảng 85%.

Những người trẻ tuổi, nhu cầu hoạt động thể lực còn cao. Nếu gối bị mất vững sẽ làm hư hại phần sụn chêm và sụn lồi cầu gây thoái hóa gối. việc gối mất vững sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động trong đời sống hằng ngày của bạn. theo bạn mô tả chúng tôi thấy hình như gối bạn có tình trạng mất vững và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày của bạn. trong trường hợp như vậy bạn nên đi khám và tư vấn bác sĩ về chấn thương chỉnh hình để có hướng phẫu thuật. hiện tại có nhiều bệnh viện triển khai mổ không đau. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ tư vấn xem mình có thể được giảm đau sau mổ bằng các phương pháp giảm đau phối hợp hay không. Việc tập cơ đùi cứng cáp chỉ làm hạn chế sự lỏng 



Bài viết khác

Đau lưng sau mổ cột sống

Đau lưng sau mổ cột sống

Ngày đăng: 03 - 04 - 2017

Đau lưng cơ năng

Đau lưng cơ năng

Ngày đăng: 03 - 04 - 2017

Đau khớp thanh thiếu niên

Đau khớp thanh thiếu niên

Ngày đăng: 03 - 04 - 2017

Cứng khuỷu sau trật khuỷu

Cứng khuỷu sau trật khuỷu

Ngày đăng: 03 - 04 - 2017

Gọi điện Nhắn tin Chỉ Đường

Bong chỗ bám dây chằng chéo trước - BS TĂNG HÀ NAM ANH

Bong chỗ bám dây chằng chéo trước - BS TĂNG HÀ NAM ANH

Bong chỗ bám dây chằng chéo trước - BS TĂNG HÀ NAM ANH

Bong chỗ bám dây chằng chéo trước - BS TĂNG HÀ NAM ANH

Bong chỗ bám dây chằng chéo trước - BS TĂNG HÀ NAM ANH
Bong chỗ bám dây chằng chéo trước - BS TĂNG HÀ NAM ANH
lên đầu trang